1. Khám phụ khoa là gì?
Tại Phòng khám Sản phụ Khoa Bác sĩ Diệu, bác sĩ sẽ khám hệ cơ quan sinh dục và sinh sản nữ gồm: Âm đạo, tầng sinh môn, tử cung, buồng trứng, vòi tử cung,... qua đó sẽ phát hiện những bất thường (nếu có) giúp phụ nữ yên tâm hơn về sức khỏe của mình.
Kiểm tra phụ khoa còn giúp chị em có thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản, đồng thời có biện pháp phòng tránh các bệnh phụ khoa nguy hiểm, bệnh lây qua đường tình dục hay ngăn ngừa thai an toàn.
2. Quy trình khám phụ khoa:
Quy trình khám phụ khoa tại Phòng khám Sản phụ Khoa Bác sĩ Diệu sẽ gồm các bước sau:
- Kiểm tra tổng quát: Khai thác thông tin về chiều cao, cân nặng, tình trạng hôn nhân, chu kỳ kinh nguyệt và tiền sử bệnh lý để làm cơ sở chung cho chẩn đoán
- Khám cơ quan sinh dục: Gồm kiểm tra nếp gấp bẹn, môi lớn, môi bé, vùng mu, tầng sinh môn,... trong quá trình kiểm tra nếu nghi ngờ có thể làm thêm các xét nghiệm như dịch âm đạo, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.
- Khám bằng dụng cụ mỏ vịt: Dụng cụ đã được bôi trơn sẽ được cho vào âm đạo, tử cung để quan sát rõ hơn các dị dạng ở cơ quan sinh dục, tử cung (nếu có).
- Khám trực tràng: Bác sĩ sẽ dùng một hoặc 2 ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn để đưa vào trực tràng kiểm tra cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn, kiểm tra các khối u.
Khám trực tràng là một phần của khám phụ khoa
3. Những xét nghiệm gì?
Khi khám phụ khoa Phòng khám Sản phụ Khoa Bác sĩ Diệu, chị em sẽ được trải qua 2 nội dung khám chính là “khám” và “siêu âm, xét nghiệm”. Một số xét nghiệm thông thường hay thực hiện trong khám phụ khoa gồm có:
- Siêu âm âm đạo: Giúp xem xét tình hình tử cung, buồng trứng và cơ quan sinh dục khác.
- Siêu âm tuyến vú: Phát hiện sớm ung thư vú cũng như các u hạch nếu có.
- Xét nghiệm Pap smear: Là xét nghiệm phụ khoa cho phụ nữ từ 21- 65 tuổi giúp phát hiện những vấn đề xuất hiện ở tử cung, đặc biệt cho phép bác sĩ đưa ra những chẩn đoán sớm về ung thư cổ tử cung ở người bệnh
- Xét nghiệm HPV: Kiểm tra virus HPV gây ung thư cổ tử cung và mụn cóc ở bộ phận sinh dục.
- Xét nghiệm CA- 125: là xét nghiệm để kiểm tra nồng độ protein trong máu, qua đó chẩn đoán xem có ung thư phát triển ở buồng trứng hay không
- Xét nghiệm nội tiết tố: Giúp kiểm tra lượng hormone quan trọng trong cơ thể như progesterone, estradiol, từ đó có cơ sở để kết luận về vấn đề sinh sản và kinh nguyệt của phụ nữ.
4. Khi nào nên đi khám phụ khoa?
Thời điểm phù hợp nhất để đi khám phụ khoa lần đầu tiên là từ khoảng 13-15 tuổi sau đó hoạt động thăm khám sẽ diễn ra định kỳ để kiểm soát sức khỏe một cách tốt nhất. Nếu bỏ lỡ thời điểm đầu tiên và không khám định kỳ phụ khoa thì ít nhất tham gia khám phụ khoa vào những thời điểm sau:
- Trước khi kết hôn.
- Trước khi có ý định mang thai.
- Cơ thể có các biểu hiện bất thường như: rối loạn kinh nguyệt, âm đạo chảy máu bất thường, đau vùng chậu hoặc bụng, ngứa rát vùng kín, đau hoặc có các vấn đề sau khi quan hệ.