Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong thai kỳ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển của thai nhi. Để con trẻ được phát triển bình thường và khoẻ mạnh, các mẹ phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của mình trong suốt thời gian mang thai. Vậy làm sao để xây dựng một chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp? Chị em hãy cùng Phòng Khám Phụ Sản Phụ bác Sĩ Diệu tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1/ Những lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh sẽ rất dễ gây nên nguy cơ ngộ độc cho cả mẹ và bé, vì vậy mẹ bầu cần phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc chọn thực phẩm tươi, sạch và an toàn.
Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm chính: gồm chất bột (gạo, mì, ngô, khoai…); chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu đỗ…); chất béo (dầu, mỡ, vừng, lạc…); vitamin, chất khoáng và chất xơ (rau có màu xanh và các loại quả chín…). Ngoài ra mẹ bầu cũng cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng khác như: Canxi, Axit Folic, Omega 3, ….
Mẹ bầu nên tránh xa các loại thực phẩm có hại như bia, rượu và các chất kích thích; không ăn những thực phẩm tái hoặc chứa quá nhiều gia vị cay nóng, tinh bột và đồ ngọt; đặc biệt tránh xa những loại thực phẩm có thể gây co bóp tử cung dẫn đến sinh non như dứa, tía tô, rau răm… Chị em cũng cần lưu ý không dùng bất cứ loại thực phẩm bổ sung hay thuốc uống nào mà không hỏi qua ý kiến bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
2/ Xây dựng dinh dưỡng cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai
2.1/ Giai đoạn đầu của thai kỳ
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng ốm nghén và mệt mỏi. Để giúp mẹ giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu nên ăn lót dạ bằng bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy vào buổi sáng. Ngoài ra, các mẹ cũng nên tránh dùng các loại thức ăn gây khó tiêu, chứa nhiều chất béo như món chiên, rán, ngọt hoặc cay và hạn chế dùng các thực phẩm đóng hộp,…
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu nên đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như sau:
Acid Folic: Dưỡng chất này có vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho bé, thường được chứa trong gan động vật, rau xanh thẫm, súp lơ, các loại đậu…
4 nhóm thực phẩm thiết yếu từ ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt, cá và các loại đậu, rau xanh.
Cùng một số vitamin và khoáng chất khác,…
2.2/ Giai đoạn giữa của thai kỳ
Trong giai đoạn này, thai nhi đã dần được hoàn thiện. Từ tháng thứ tư bé bắt đầu có thể chớp mắt, tim và các mạch máu đã được định hình. Dinh dưỡng trong giai đoạn này đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi có thể giúp bé phát triển toàn diện về cân nặng và chiều cao hơn. Vì vậy, ngoài việc duy trì các dưỡng chất đã được cung cấp trong giai đoạn trước đó thì trong giai đoạn này mẹ cần bổ sung các chất như:
Sắt: Sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu. Sắt có chứa nhiều trong các loại thực phẩm như: gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại đậu…
Canxi: Mẹ cần thêm 1000–1200mg canxi mỗi ngày trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu để phát triển hệ xương và răng cho bé, đồng thời ngăn ngừa tình trạng loãng xương cho mẹ. Canxi có nhiều các loại hải sản, trong sữa và các chế phẩm từ sữa.
Vitamin A và C: đảm bảo cung cấp đủ khoảng 2.600 đơn vị quốc tế (UI) vitamin A, 100g vitamin C mỗi ngày giúp thai nhi khỏe mạnh.
Lưu ý:
– Trong giai đoạn này, mẹ bầu cũng nên hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều muối vì rất dễ gây phù và trữ nước trong cơ thể, làm tăng nguy cơ tiền sản giật.
– Mẹ cần ăn thêm bữa phụ hằng ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
2.3/ Giai đoạn cuối của thai kỳ
Bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, thai nhi ngày càng phát triển nhanh chóng hơn, nhất là não bộ của bé. Để thúc đẩy trẻ phát triển toàn diện và sẵn sàng chào đời vào tháng cuối, các mẹ đặc biệt lưu ý dùng các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất. Dưỡng chất mẹ bầu cần cung cấp trong giai đoạn này là:
Đạm, chất béo: Giúp con phát triển toàn diện, mạnh mẽ để sẵn sàng ra đời.
Omega 3: Đây là loại axit béo quan trọng nhất đối với sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi. Omega 3 có nhiều trong dầu oliu, hạnh nhân, cá hồi, quả việt quất…
Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất phong phú khác: Dưỡng chất này giúp các mẹ tránh được tình trạng táo bón trong giai đoạn này.
Ngoài ra, ở tháng cuối của thai kỳ các bạn chỉ nên duy trì chếđộăn uống “ healthy”đểđảm bảo thai nhi phát triển khoẻ mạnh-mẹ không nên tăng cân nhiều nhes .