Đái tháo đường trong thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường xuất hiện trong thời kỳ mang thai và sẽ trở về bình thường sau sinh 4- 6 tuần. Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ bầu lẫn thai nhi, vì vậy mẹ phải kiểm tra thường xuyên để bảo vệ sức khoẻ trong suốt quá trình mang thai nhé
1/ Triệu chứng thường gặp và các yếu tố nguy cơ
Đái tháo đường thai kỳ thường không có triệu chứng điển hình, thường phát hiện khi thực hiện các nghiệm pháp tầm soát. Mọi phụ nữ đều có thể phát sinh đái tháo đường thai kỳ, nhưng sẽ có 1 số phụ nữ có nguy cơ cao hơn:
- Tuổi trên 25
- Thừa cân với BMI ≥ 25
- Có người thân (cha, mẹ, anh chị em ruột…) bị đái tháo đường
- Bị rối loạn dung nạp glucose, rối loạn đường-huyết lúc đói hoặc ĐTĐTK trước đó
- Sinh con to trước đó ( ≥ 4 kg)
- Hiện có glucose trong nước tiểu
- Tiền căn bị thai lưu 3 tháng cuối thai kỳ không rõ nguyên nhân
- Tiền căn sinh con bị dị tật trước đây
2/ Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ như thế nào?
Nếu thai phụ có một trong những yếu tố nguy cơ trên thì sẽ được xếp ngay vào nhóm cần được tầm soát đái tháo đường ngay từ lần khám đầu tiên
Thai phụ sẽ được thực hiện các xét nghiệm: xét nghiệm được huyết đói, HbA1c hoặc nghiệp pháp dung nạp glucose.
Đối với những thai phụ nằm trong diện nguy cơ cao nhưng lại không phát hiện đái tháo đường ở lần tầm soát đầu tiên thì sẽ được thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose vào tuần thứ 24-28 để xác định rõ hơn.
=> Khi nghiệm pháp dung nạp glucose, nếu kết quả cả 3 mẫu thấp hơn giá trị cho phép theo tiêu chuẩn Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ thì sẽ được cho là bình thường. Nhưng nếu cả 3 mẫu đường huyết đều cao hơn ngưỡng thì kết quả thai phụ chẩn đoán Đái tháo đường thai kỳ.
- Đường-huyết đói < 92 mg/dL (hay 5,1 mmol/L)
- Đường-huyết sau 1 giờ < 180 mg/dL (hay 10 mmol/L)
- Đường-huyết sau 2 giờ < 153 mg/dL (hay 8,5 mmol/L)
3/ Biến chứng và hậu quả
3.1/ Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi ra sao?
Đái tháo đường thai kỳ nếu không được điều trị hay kiểm soát không tốt, có thể sẽ gây tác hại cho thai. Khi đường – huyết ở mẹ bầu tăng quá cao, glucose sẽ đi qua nhau thai và gây tình trạng dư thừa năng lượng ở thai nhi. Hậu quả là thai nhi to hơn bình thường (macrosomia) và gây nhiều biến chứng trong lúc sanh mà biến chứng thường gặp nhất là sanh khó do kẹt vai.
Trẻ sơ sinh sau khi sanh không còn nhận lượng đường-huyết dư thừa từ mẹ, do đó sẽ dễ bị hạ đường-huyết sau khi sinh, hoặc một vài biến chứng khác như vàng da, suy hô hấp… Về lâu dài, trẻ có thể sẽ thừa cân và có nguy cơ bị đái tháo đường giống mẹ.
3.2/ Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến người mẹ ra sao?
Đái tháo đường thai kỳ thường có ít triệu chứng nhưng nếu không điều trị tốt có thể gây ra các biến chứng cho người mẹ như: cao huyết áp, tiền sản giật, nhiễm trùng, sinh non, tăng tỷ lệ phải mổ lấy thai. Khoảng 20 – 50% phụ nữ với tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ bị rối loạn dung nạp glucose và bị đái tháo đường trong vòng 10 năm sau sanh.
4/ Nên điều trị như thế nào?
Phần lớn các trường hợp đái tháo đường thai kỳ sẽ đều được kiểm soát tốt với một chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể lực hợp lý. Bác sĩ chuyên khoa sẽ quy định một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho từng trường hợp cụ thể nhằm giúp kiểm soát tốt đường-huyết nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai phụ và cho sự phát triển của thai nhi.
Các thai phụ nên ăn uống điều độ, hạn chế những chất bột đường, tăng cường rau xanh nhiều hơn, để giúp kiểm soát đường-huyết.
Nếu không có chống chỉ định đặc biệt (sanh non, xuất huyết âm đạo, nhau tiền đạo, ối vỡ sớm…), tất cả các thai phụ đều được khuyên nên tập luyện thể lực điều độ (ví dụ như đi bộ, yoga…) trong suốt thai kỳ nhằm giúp kiểm soát đường-huyết tốt hơn. Tất nhiên trước khi tập luyện thể lực, thai phụ cần được thăm khám và tư vấn đầy đủ bởi các bác sĩ sản khoa và nội tiết.
Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ nên biết cách tự theo dõi đường-huyết tại nhà. Bác sĩ nội tiết sẽ tư vấn cách thử đường-huyết, thời gian thử đường-huyết và các mục tiêu đường-huyết cần đạt được trong quá trình điều trị cho từng cá nhân cụ thể.